Nghiệp vụ nhà hàng
02/03/20231. Nghiệp vụ nhà hàng là gì?
Nghiệp vụ nhà hàng là kỹ năng và kiến thức cơ bản, cần thiết và cấp bách của mỗi nhân viên thuộc từng cấp bậc, bộ phận phải nắm rõ và thực hiện chuẩn xác nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho nhà hàng – khách sạn.
Nghiệp vụ của nhân viên quyết định đến 90% sự thành công của địa điểm kinh doanh (nhà hàng – khách sạn) trong việc phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
2. Học nghiệp vụ nhà hàng cần lưu ý những gì?
Trong quá trình học nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, nếu muốn trở thành nhà quản lý, lãnh đạo, mang lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, các bạn cần nắm rõ nghiệp vụ, chức năng của các bộ phận. Và nhớ là nên nắm rõ nghiệp vụ nhà hàng là gì trước nhé. Sau đây là một số lưu ý dưới đây:
– Khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh: Trong các nhà hàng, khách sạn lớn, số lượng du khách nước ngoài đến sử dụng sản phẩm, dịch vụ không hề ít. Do đó, để có thể mang lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh rất quan trọng. Đây cũng chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn có thể nhận được một vị trí công việc như mong muốn tại nhà hàng, khách sạn cao cấp.
– Chú ý đến từng kỹ năng của các vị trí dưới đây:
+ Nhân viên tiếp tân
+ Nhân viên phục vụ
+ Nhân viên buồng phòng
– Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:
+ Tính trung thực: Không gian dối, gian lận, trục lợi cá nhân, kể xấu, sai sự thật đối với đồng nghiệp và cấp trên, gây mất đoàn kết nội bộ.
+ Lịch sự, tế nhị: Luôn có tinh thần hiếu khách, thân thiện, cởi mở, không để chuyện cá nhân ảnh hưởng đến công việc của tập thể.
+ Tinh thần phục vụ khách: Khách hàng là thượng đế, làm hài lòng khách hàng chính là nghĩa vụ chung của nhà hàng, khách sạn.
Nắm rõ những thông tin trên khi học nghiệp vụ nhà hàng khách sạn là gì sẽ giúp các bạn trên con đường dẫn đến thành công.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ nhà hàng là gì?
Để nâng cao chất lượng dịch vụ; các nhà hàng hay khách sạn sẽ đặt ra bộ tiêu chuẩn dành cho nhân viên Phục vụ. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn tiếp đón khách hàng.
- Ghi nhận yêu cầu thực đơn từ khách hàng.
- Chủ động giới thiệu các món ăn và đồ uống tại nhà hàng phù hợp với nhu cầu lẫn sở thích của khách.
- Kiểm tra các món ăn và đồ uống trước khi phục vụ thực khách.
- Tiêu chuẩn phục vụ thực khách trong suốt quá trình khách dùng bữa tại nhà hàng, khách sạn.
- Dọn dẹp bàn ăn và thay dụng cụ mới cho thực khách để phù hợp với mỗi món ăn.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bảo quản các dụng cụ theo quy định.
- Tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
1. Tác phong và thái độ làm việc của nghiệp vụ nhà hàng là gì?
Mỗi nhân viên Phục vụ cần được đào tạo và nắm rõ tác phong lẫn thái độ làm việc theo tiêu chuẩn nhà hàng; khách sạn ngay từ buổi làm đầu tiên; nó sẽ kéo dài trong suốt quá trình làm việc. Ở các đơn vị khác nhau sẽ có thêm những quy định riêng nhưng nhìn chung thì tác phong; và thái độ làm việc của một nhân viên Phục vụ cần có là: Trang phục chỉn chu, phong thái tự tin, nhiệt tình, tinh thần hợp tác, tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp, có chí tiến thủ,…
2. Trí nhớ tốt, kỹ năng nhanh nhẹn
Đây luôn là tiền đề giúp mỗi nhân viên không chỉ riêng nghề Phục vụ mà còn cho tất cả các vị trí khác hoàn thành tốt công việc, phát triển sự nghiệp. Nhân viên Phục vụ cần đảm bảo rất nhiều công việc như đón khách, tư vấn, phục vụ, dọn dẹp, tiễn khách,… Hơn nữa, không chỉ một hoặc hai mà là hàng trăm, có khi đến nghìn khách mỗi ngày nên nếu không có trí nhớ tốt, sẽ rất khó để nhân viên Phục vụ làm tốt công việc.
3. Ngoại ngữ
Là ngành dịch vụ nên chẳng những tiếp xúc với khách trong nước mà người Phục vụ nhà hàng; khách sạn còn thường xuyên đón khách quốc tế. Chính vì thế; tiếng Anh giao tiếp cơ bản là “vũ khí” mà người làm trong vị trí này nên có để công việc được suôn sẻ hơn; đỡ bối rối khi gặp phải khách nước ngoài. Đây cũng là điều kiện để bạn thăng tiến cao hơn trong lĩnh vực này nữa đấy.