Ngành Điện công nghiệp
23/02/20231. Ngành Điện công nghiệp là gì?
Ngành điện công nghiệp là ngành chuyên thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác.
Yêu cầu công việc đối với các công nhân, kỹ sư ngành Điện Công nghiệp phải đảm bảo thực hiện thành thạo các thao tác như: lắp đặt, đấu nối các hệ thống tín hiệu điện, các thiết bị truyền tải điện; vận hành, kiểm tra và sửa chữa, bảo trì các hệ thống thiết bị điện cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư hoặc các thiết bị điện công nghiệp khác,…
Nước ta đang trong quá trình phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đấu nối, sử dụng điện công nghiệp rất nhiều.
2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Ngành Điện công nghiệp đào tạo sinh viên trở thành những kỹ sư thực hành có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.
- nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên;
- có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực kỹ thuật Điện;
- có khả năng thích ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ để phục vụ cho công việc chuyên môn, đồng thời có khả năng tự học nâng cao trình độ và học liên thông lên các bậc học cao hơn.
3. KIẾN THỨC & KĨ NĂNG
Khi học ngành điện công nghiệp các bạn sẽ được trải nghiệm và học những kiến thức như:
- Phân tích tất cả những hệ thống phát hay truyền tải, tiêu thụ, phân phối điện. Các hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống an toàn điện, hệ thống an ninh dân sinh hay công nghiệp.
- Tính toán và thiết kế cũng như sửa chữa, phát huy tất cả những năng suất và đảm bảo đạt được kết quả tối ưu nhất cho thiết bị điện mình sử dụng hay những thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Sửa chữa và vận hành cũng như kiểm tra tất cả các thiết bị điện, máy điện hai pha, ba pha, máy điện một chiều, hệ thống biến cáp của khu công nghiệp hay điện dân dụng.
- Nắm bắt được nguyên lý hoạt động của các loại máy phát điện, thiết bị liên quan đến công việc về điện chi tiết và cụ thể nhất.
4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Học ngành điện các bạn sẽ đảm nhiệm những công việc như sau:
- Vận hành và bảo trì toàn bộ những loại hình điện năng trong công ty, mạng lưới điện trong hệ thống phân xưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp lớn nhỏ…
- Vận hành và bảo trì hệ thống điện công nghiệp tại các khu dân cư, khu công nghiệp, điện dân dụng, hệ thống chống sét, hệ thống bảo vệ an toàn và an ninh điện.
- Thiết kế, tính toán và sửa chữa tất cả những thiết bị điện, máy điện như máy AC, DC, máy biến áp…
Một số những chức danh và vị trí ngành điện công nghiệp các bạn sẽ biết đến như:
- Thợ điện công nghiệp.
- Kỹ sư điện công nghiệp.
- Kỹ thuật điện công nghiệp.
- Nhân viên kỹ thuật điện công nghiệp.
- Quản lý công nghiệp.
- Thợ thi công điện.
- Công nhân cơ điện.
- Thợ điện công trình.
- Kỹ thuật viên bảo trì điện công nghiệp…
Rất nhiều những vị trí cho các bạn sinh viên lựa chọn ngành điện công nghiệp. Các bạn cũng có thể làm việc tại nhà máy sản xuất điện, bộ phận quản lý hay vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp hay công ty, doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện…
Hay đối với những bạn có kỹ năng thì việc tự mình kinh doanh hay mở cửa hàng để bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện cũng là cơ hội việc làm cho ngành điện công nghiệp. Những kỹ thuật viên chuyên nghiệp chuyên tư vấn và kinh doanh thiết bị điện công nghiệp cho doanh nghiệp cũng là một công việc các bạn có thể làm.